원문정보
초록
영어
Observing the development of Vietnamese literature after 1986 in general and the novel in particular, it is clear that literature now does not deny the central discourse of the times. However, in addition to that central discourse, a large number of writters seem to be especially interested in expressing non - central, peripheral discourses. And the appearance of traumatic discourse in the novels is a pretty good example of discursive order changing process. It can be said that the transition from the absolute sacrifice in the revolutionary war to the awakening of individual consciousness in the present is an important source for the emergence of traumatic discourse in contemporary Vietnamese novels. In these traumatic discourses, writers have exploited mental traumas that, according to Amos Goldberg's conception, often begin with “an over-collision event between individuals and their surroundings”.
기타언어
Quan sát sự phát triển của văn học Việt Nam giai đoạn sau 1986 nói chung và tiểu thuyết nói riêng, ta nhận thấy: rõ ràng, văn học bây giờ không phủ nhận diễn ngôn trung tâm của thời đại nhưng dường như bên cạnh diễn ngôn trung tâm đó, một bộ phận khá lớn các nhà văn hiện nay lại đặc biệt hứng thú với việc thể hiện những diễn ngôn phi trung tâm, diễn ngôn mang tính ngoại vi, ngoại biên. Và sự xuất hiện của kiểu diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết hiện nay chính là một minh chứng khá tiêu biểu cho quá trình thay đổi trật tự diễn ngôn này. Có thể nói, sự chuyển đổi từ tinh thần hi sinh tuyệt đối trong chiến tranh cách mạng sang sự thức tỉnh ý thức cá nhân sâu sắc trong thời đại hiện nay chính là cội nguồn quan trọng để làm nẩy sinh khuynh hướng diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Trong những diễn ngôn chấn thương này, các nhà văn đã đi vào khai thác những chấn thương về mặt tinh thần của các nhân vật mà theo như quan niệm của Amos Goldberg thường bắt đầu từ một “sự kiện va chạm vượt ngưỡng” giữa cái tôi cá nhân với môi trường xã hội bao quanh. Đó là những nạn nhân của chiến tranh, của phong trào cải cách ruộng đất, nạn nhân chịu sự áp chế của cộng đồng đến mức đánh mất cái tôi cá nhân
목차
I. MỞ ĐẦU
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Khái niệm chấn thương và nguyên nhân dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của khuynh hướng diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết
2. Những “sự va chạm vượt ngưỡng” gây ra chấn thương cho chủ thể trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn sau 1986
III. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[Abstract]