원문정보
초록
영어
In 1986, Vietnam entered a period of renewal. Vietnamese Literature also has its transformation, innovation in many ways, making this a vibrant literary period called “Literature and the Renovation”. Particularly, the novel is the “Main engine” of literature, has made remarkable innovations in the demonstrating art, and it has expanded the scope of reflecting reality, and there are important contributions to the process of Vietnam literary renewal. However, even we’re always excited and proud of the achievements of novels in renovation period, we also admit the fact that: the process of renewal of Vietnamese novel only really take place within 5 years from 1986 to 1990. Then, the novel had a “slowdown”. In the late XX century and the early years of the XXI century, there had been a flourish of Vietnamese novel but there weren’t any appearances of “the peaks”. Therefore, the reality of novel is still a matter that attract the attention of writers and researchers, critics. This article focuses on the following issues: understand the reality of Vietnamese contemporary novel, analyzing the reasons why Vietnamese novels still don’t have the development, sketch the prospects of Vietnamese novels in the future on the basis of the achievements that Vietnam novels have achieved in the past and practical composing in the present with positive signs. On that basis and through observation from the law of motion of the novel genre, we propose a few solutions for Vietnamese novel to be worthily developed of the core genres of literature, to be the effective informative “channel” to bring culture, Vietnamese literature to the world.
기타언어
Năm 1986, Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới. Văn học Việt Nam cũng chuyển mình, cách tân trên nhiều phương diện, làm nên một thời kỳ văn học sôi động có tên là “Văn học thời kỳ Đổi mới”. Trong đó, tiểu thuyết là “cỗ máy cái” của văn học, đã có những cách tân đáng ghi nhận về nghệ thuật thể hiện, đồng thời có sự mở rộng phạm vi phản ánh hiện thực, có những đóng góp quan trọng cho công cuộc đổi mới văn học Việt Nam. Tuy nhiên, dù phấn khởi, tự hào trước những thành tựu của tiểu thuyết thời kỳ đổi mới, chúng ta cũng thừa nhận một sự thật là: quá trình đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam chỉ thực sự diễn ra trong vòng 5 năm từ 1986 đến 1991. Sau đó, tiểu thuyết đã có sự “chững lại”. Cuối thế kỷ XX và bước sang những năm đầu của thế kỷ XXI, tiểu thuyết Việt Nam đã có sự khởi sắc nhưng vẫn chưa xuất hiện những “đỉnh cao”. Vì vậy, thực trạng của tiểu thuyết vẫn là vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà văn và những nhà nghiên cứu, phê bình. Bài viết tập trung vào các vấn đề sau: tìm hiểu thực trạng của tiểu thuyết Việt Nam đương đại, phân tích những nguyên nhân khiến tiểu thuyết Việt Nam chưa có sự phát triển, phác họa những triển vọng của tiểu thuyết Việt Nam trong tương lai trên cơ sở những thành tựu mà tiểu thuyết Việt Nam đã đạt được trong quá khứ và thực tiễn sáng tác trong hiện tại với những dấu hiệu lạc quan. Trên cơ sơ đó và qua sự quan sát quy luật vận động của thể loại tiểu thuyết, chúng tôi đề xuất một vài giải pháp để tiểu thuyết Việt Nam phát triển xứng đáng với thể loại nòng cốt của văn học, là “kênh” thông tin hiệu quả để đưa văn hóa, văn học Việt Nam đến với thế giới.
목차
I. MỞ ĐẦU
II. THỰC TRẠNG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM -NGUYÊN NHÂN CỦA “NỖI BUỒN TIỂU THUYẾT”
1. Tiểu thuyết Việt Nam – Sự thiếu vắng những đỉnh cao
2. Nguyên nhân của những “nỗi buồn tiểu thuyết”
III. TRIỂN VỌNG CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM TRONG TƯƠNG LAI
1. Những dấu ấn đã có của tiểu thuyết
2. Cơ sở của niềm hy vọng tiểu thuyết
IV. ĐỂ TIỂU THUYẾT VIỆT NAM VƯƠN RA THẾ GIỚI – NỖ LỰC TỪ NHIỀU PHÍA
1. Cần “chuyên nghiệp hóa” đội ngũ sáng tác tiểu thuyết
2. Cần sự hỗ trợ tích cực từ nhà nước và các cơ quan văn học
3. Phải có kế hoạch “tiếp thị”cho tiểu thuyết
V. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[Abstract]