earticle

논문검색

베트남 유학의 사상사적 특이성

원문정보

TÍNH KHÁC BIỆT VỀ MẶT TƯ TƯỞNG CỦA NHO HỌC VIỆT NAM

김성범

피인용수 : 0(자료제공 : 네이버학술정보)

초록

영어

Mục đích của nghiên cứu này là khảo cứu về tư tưởng Nho học của Việt Nam và đưa ra tính khác biệt của Nho học Việt Nam. Trong bối cảnh hạn chế về nghiên cứu tư tưởng Nho học Việt Nam tại Hàn Quốc, nghiên cứu này có ý nghĩa đóng góp một nghiên cứu nền tảng về chủ đề này. Trong nghiên cứu này, đầu tiên tôi tìm hiểu xu hướng Hán hóa và Phản Hán hóa trong quá trình Nho học du nhập vào giai đoạn Bắc thuộc (北屬時期), trong đó tôi giới thiệu về xu hướng Nho học của Sỹ Nhiếp (137-226) và Lý Nam Đế (503-548). Tiếp đó tôi giới thiệu hình thức phát triển của Nho học vào thời kỳ Lý - Trần. Lý Thái Tổ (973-1028, trị vì từ năm 1009 đến 1028) thể hiện tư tưởng Nho học qua bài Chiếu dời đô(遷都詔). Vào năm 1070, thời vua Lý Thánh Tông (1023-1072, trị vì từ năm 1054 đến 1072), Văn Miếu được dựng ở Thăng Long. Vào năm 1075, thời vua Lý Nhân Tông (1066-1128, trị vì từ năm 1072 đến 1128), kỳ thi khoa cử có tên là Minh Kinh bác học (明經 博學) được thi hành; năm 1706, Quốc tử giám được xây dựng. Như vậy, Nho học tại Việt Nam đã xuất hiện một cách chính thức. Vào thời Trần, tôi khảo cứu về động lực của 3 lần chiến thắng chống quân Nguyên Mông cùng tư tưởng Ái quốc của Trần Quốc Tuấn (1228-1300), đồng thời khảo cứu bài Hịch tướng sĩ(諭諸裨將檄文). Thời nhà Lê có thể nói là thời kỳ phát triển của Nho học Việt Nam. Tôi khảo cứu một cách khái quát về nhà tư tưởng Nguyễn Trãi (1380-1442) – người dẫn dắt nhân dân Việt Nam tới thắng lợi của cuộc chiến chống quân Minh và diện mạo tư tưởng của ông trong bài Bình Ngô Đại Cáo(平吳大 誥). Vào thời Lê Thánh Tông (1442-1497, trị vì từ 1460 đến 1497), bia tiến sỹ chính thức được dựng tại Văn Miếu ở Thăng Long và kỳ thi khoa cử được quy định tổ chức 3 năm 1 lần, chính sách sùng Nho ức Phật được thực thi. Năm 1802, nhà Nguyễn thành lập, lấy Nho học làm thể chế của vương triều và phát triển đất nước. Từ sau năm 1885, cùng với sự xâm lược của Pháp, vương triều Nguyễn trở nên hữu danh vô thực. Vào cuối thế kỷ 19, các nhà Nho đã thông qua phong trào tư tưởng Canh tân với mục đích cải cách tư tưởng để khắc phục vấn đề đương thời. Tiếp đó nổ ra phong trào Cần Vương khi Pháp xâm lược. Về sau còn diễn ra phong trào Duy tân và phong trào Thiện Đàn, cho thấy xu hướng Nho học Việt Nam trở lại các khu làng nơi người dân thường sinh sống, dung hòa với Phật giáo và các tư tưởng dân gian để phát triển phong trào chống Pháp, chống thực dân. Khi xét Nho học từ quan điểm tư tưởng này, có thể xác định rằng thời kỳ quan trọng nhất là thời Bắc thuộc và thời Cận đại. Qua thời kỳ này, ta có thể quan sát được đặc điểm khác biệt về tư tưởng của Nho học Việt Nam. Tại Hàn Quốc, các nghiên cứu về Nho học thường đặt trọng tâm vào xu hướng nghiên cứu Tính lý học của thời Joseon còn ở Việt Nam, Nho học không thể hiện xu hướng Tính lý học. Không phát triển theo hướng lý luận sâu sắc là một đặc trưng của Nho học Việt Nam, nhưng nó cũng phản ánh ngược lại một thực tế là không có các luận tranh lý luận nhưng Nho học được thực hiện trong hiện thực đời sống. Mặt khác, để thực hiện được Nho học trong thực tế, không thể không thiết lập nền tảng là dòng chảy tư tưởng vốn có của Việt Nam. Ở góc độ này, ta có thể cảm nhận được tính khác biệt của tư tưởng Nho học Việt Nam.

한국어

이 연구는 베트남의 유학을 사상사적으로 검토하여 베트남 유학의 특이성에 대해 드러내고자 하였 다. 베트남 유학에 대한 사상사적 연구를 찾아보기 어려운 한국 학계의 상황에서 관련 연구에 대한 하나의 기초 연구로서 그 의의를 찾을 수 있을 것이다. 이 연구에서는 우선 북속시기(北屬時期)에 유학의 유입과정에서 빚어지는 한화와 반한화의 경향을 살펴보고, 시 니엡(Sỹ Nhiếp: 137-226)과 리 남 데(Lý Nam Đế: 503-548)의 유학 경향을 소개한다. 이후 리-쩐 왕조 시기 유학의 전개 양상을 소개한다. 리 타이 또(Lý Thái Tổ: 973-1028, 재위 1009- 1028)는 ‘치에우 저이 도(Chiếu dời đô: 遷都詔)’를 통해 유교의 사상을 드러내고 있다. 리 타인 똥(Lý Thánh Tông: 1023-1072, 재위 1054-1072) 시기인 1070년에 탕롱 문묘가 건설되었다. 리 년 똥(Lý Nhân Tông: 1066-1128, 재위 1072-1128) 시기인 1075에는 ‘명경박학(明經博學)’이라는 이름 으로 과거제가 실시되었으며, 1076년에는 국자감이 설치되었다. 이로서 베트남에서 유학이 본격적 으로 등장하게 되었다. 쩐왕조 시기에는 쩐 꾸옥 뚜언(Trần Quốc Tuấn: 1228-1300)의 애국사상과 3 차례에 걸친 대몽항쟁을 승리로 이끈 원동력에 대해 살펴보면서 힉 뜨엉 시(Hịch tướng sĩ: 諭諸裨 將檄文)에 대해 알아보았다. 레 왕조 시기는 베트남 유학의 발전기로 볼 수 있는데, 대명항쟁을 승리로 이끈 응웬 짜이(Nguyễn Trãi: 1380-1442)의 사상과 평오대고(平吳大誥)에 담긴 응웬 짜이의 사상적 면모를 개괄적으로 살 펴보았다. 이후 레 타인 똥(Lê Thánh Tông: 1442-1497, 재위 1460-1497) 시기에는 탕롱 문묘에 본 격적으로 진사비가 설립되었고, 3년에 한 차례씩 과거제가 정례화되었으며, 억불숭유정책도 실시 되었다. 1802년 응웬(Nguyễn)왕조가 건설되어 유학을 왕조체제의 근간으로 삼아 나라의 발전을 도모했으 나, 1885년 이후 프랑스의 침략으로 왕조는 유명무실하게 되었다. 19세기 말에는 유학자들이 스스 로 사상적 개혁을 통해 당대의 문제를 극복하고자 하였던 경신사상이 대두되었고, 이후 프랑스의 침략으로 근왕운동이 일어났다. 이후 유신운동과 티엔 단(Thiện Đàn)운동이 일어나면서 베트남의 유학은 인민들이 머물고 있는 마을로 들어가 불교를 비롯하여 민간사상과도 융합되면서 반프랑스 반식민 운동을 전개하게 되었다. 이러한 사상사적 관점에서 유학을 살펴보면서 가장 중요하게 여겨지는 지점은 북속시기와 근대시 기이다. 이 시기를 통해 우리는 베트남 유학의 사상사적 특이성을 감지할 수 있다. 한국에서 유학 연구가 주로 조선시대 성리학적 경향에 초점이 맞추어져 있다면, 베트남에서 유학은 성리학적 경 향이 거의 드러나지 않는다. 깊은 이론적 전개가 없는 것은 베트남 사상의 한 특징인데, 이는 이론 적 논쟁이 없이도 현실적으로 매우 잘 유학을 실천할 수 있었다는 상황을 역설적으로 반증한다. 한 편 이러한 유학을 현실적으로 실천하기 위해서는 주체로서의 베트남의 고유한 사상적 흐름을 상정 하지 않을 수 없다. 이러한 측면에서도 베트남 유학사상의 특이성을 감지할 수 있다.

목차

한글요약문
 1. 서론
 2. 북속시기 유학의 유입
  1) 시대상황
  2) 유학의 유입
  3) 유학의 특징
 3. 리-쩐왕조 시기 유학의 전개
  1) 시대상황
  2) 리왕조 시기의 유학
  3) 쩐왕조 시기의 유학
 4. 레왕조 시기 유학의 발전
  1) 시대상황
  2) 응웬 짜이의 사상
  3) 레 타인 똥의 사상
 5. 19세기 말기의 유학
  1) 시대상황
  2) 경신사상과 유신운동
  3) 티엔 단 운동
 6. 결론
 참고문헌
 [Tom tat]
 [Abstract]

저자정보

  • 김성범 Kim, Seong-Beom. 베트남 사회과학한림원

참고문헌

자료제공 : 네이버학술정보

    함께 이용한 논문

      ※ 원문제공기관과의 협약기간이 종료되어 열람이 제한될 수 있습니다.

      0개의 논문이 장바구니에 담겼습니다.