초록 열기/닫기 버튼

Mục đích trước nhất của bài viết này là làm sáng tỏ đặc điểm và quá trình biến đổi nhận thức vốn có từ trước một cách khẳng định hay đôi khi phủ định đối với "An Nam" sang thành nhận thức đối với Việt Nam nhân việc thành lập vương triều Nguyễn. Trong thời đại truyền thống, một số sứ thần hay người phiêu bạt đã nhắc tới "An Nam" như thể đối tượng của tính hiếu kỳ, nhưng kể từ khi bước vào thế kỷ XIX, nhận thức về Việt Nam đã có những biến hóa lớn. Từ sau khi triều Nguyễn thành lập, "cái nhìn dõi theo Việt Nam" của Triều Tiên đã cụ thể hóa hơn phương pháp và nội dung nhận thức về Việt Nam của các thời kỳ trước đó, đồng thời lại chịu tác động bởi tiêu chuẩn phê phán xã hội Triều Tiên giai đoạn cuối. Đặc biệt, ý thức về nguy cơ của Triều Tiên trước việc Việt Nam bị thực dân hóa vào cuối thế kỷ XIX đã khơi dậy phản ứng lớn đối với triều đình và các nhà trí thức trong dân dã, tạo ra cơ sở mang tính quyết định cho việc nhận thức lại về Việt Nam. Đồng thời, những nỗ lực truyền bá "Việt lưu" (làn sóng Việt Nam) trên các phương tiện thông tin đại chúng với mục tiêu "giới thiệu về Việt Nam" từ những năm 1880 đã được diễn ra qua việc truyền đạt tình hình Pháp xâm lược Việt Nam và kháng chiến của các nghĩa binh. Kể từ sau chiến tranh Nga - Nhật, tình cảnh bị thuộc địa của Việt Nam đã trở thành cái gương cho thấy rõ hiện thực và tương lai của Hàn Quốc, do vậy, việc làm sáng tỏ nguyên nhân của việc "An Nam" "bảo hộ quốc" bị thuộc địa hóa đã được diễn ra trên nhiều góc độ. Đặc biệt, có thể đánh giá rằng việc "giới thiệu về Việt Nam" được triển khai chủ yếu tại hải ngoại từ sau khi hợp nhất Hàn - Nhật chính là một trong số nhiều phương pháp để thúc đẩy phong trào độc lập và phong trào cách mạng của Hàn Quốc lúc đó đang rơi vào thời kỳ thoái trào. Thông qua quá trình đó, cảm giác xa cách về không gian đối với "An Nam" vốn có trong thời đại truyền thống đã khiến nhiều người Hàn Quốc tự hỏi một cách tự giác về sự tồn tại của chính bản thân mình và biến đổi thành cảm giác gắn bó cả trong tâm lý và trên thực tế dẫn tới công nhận thực thể Việt Nam. Thế là, việc tái nhận thức từ "An Nam" vốn tồn tại "như thế" thành "Việt Nam" đã chuyển sang những hoạt động thực tiễn để hiểu biết lẫn nhau và hướng tới tương lai. Nó không những khơi dậy ý thức về nguy cơ mà còn có thể thổi hoạt lực cho phong trào đấu tranh giành độc lập của Hàn Quốc.